"Hoàng Sa, Trường Sa mãi còn, nếu tâm thức biển đảo còn

Đó là quan điểm của Nhà nghiên Nguyễn Khắc Mai khi nói đến bài thơ Cự Ngao Đới Sơn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và tâm thức biển của người Việt Nam. Nhiều năm nay ông vẫn đau đáu công cuộc tuyên truyền nhận thức về chủ quyền biển đảo bằng chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông.

Theo tài liệu ghi chép, Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Trong Bạch Vân Am Thi Tập của  Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự  Ngao Đới Sơn:

Chữ Hán:           

                                    

                                     

                                     

                                     

                                     

                                     

                                     

                                     

Phiên âm:   Cự ngao đới sơn

                   Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,

                   Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.

                   Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,

                   Trước cước trào vô quyển địa thanh.

                   Vạn lý Đông minh quy bả ác,

                   Ức niên Nam cực điện long bình.

                   Ngã kim dục triển phù nguy lực,

                   Vãn khước quan hà cựu đế thành.

Dịch nghĩa:          Con rùa lớn đội núi

Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,

Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.

Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,

Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.

 Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,

Muôn  năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.

Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,

Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.

Dịch thơ:       Con rùa lớn đội núi

Núi tiên biển biếc nước trong xanh,

Rùa lớn đội lên non nước thành.

Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,

Dầm chân đất sóng vỗ an lành.

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,

 Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Chí những phù nguy xin gắng sức,

Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

(Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai dịch)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, người mong muốn truyền tâm thức biển đảo của người xưa cho thế hệ sau
Tượng đài Nhà tiên tri, Nhà văn Hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh Kienthuc)

Bài thơ này đã được Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai phổ biến rất nhiều nơi. Theo ông, đây là dự báo thiên tài của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về cục thế Biển Đông hiện nay. Xuất phát từ tâm niệm: “Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam còn, Hoàng Sa, Trường Sa sẽ mãi còn”, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và GS Nguyễn Đăng Hưng nâng niu 2 câu dự báo chiến lược thiên tài của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh internet)

Thưa ông, được biết “chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông” lấy 2 câu thơ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm làm căn cớ. Vậy xin hỏi ông, cơ duyên nào khiến ông sử dụng 2 câu này làm “căn cớ” cho chương trình này?

Biển Đông càng ngày càng nóng lên và nhận thức về biển mà chúng tôi gọi là “tâm thức biển” có thể nói là nó trỗi dậy mạnh mẽ trong mọi người dân việt Nam. Dần dần người ta ý thức được rằng cái không gian ở ngoài biển cả có khả năng làm chủ và mình được phép làm chủ theo Hiến pháp của đất nước và Công ước Quốc tế công nhận. Thềm lục địa của Việt Nam mà mình có chủ quyền, quyền chủ quyền. quyền tài phán ngót 2 triệu km2. Tôi không nhớ con số chính xác.

Như vậy, vùng biển mà mình có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán nó rộng lớn khoảng gấp 4 gấp 5 lần lãnh thổ trong đất liền. Thế rồi càng ngày cái nhận thức về biển, về kinh tế, về khoa học về văn hóa biển càng ngày càng được mở rộng và ý thức được cái không gian sinh tồn ấy của mình.

Chúng tôi  quyết tâm tìm hiểu xem cha ông ta đã nghĩ gì, viết gì về biển. Ngoài những tài liệu hay tác phẩm của cụ Lê Quý đôn trong Phủ Biên Tạp Lục, còn có tác phẩm nào nữa viết về biển, tâm thức biển. Trong quá trình tìm kiếm ấy, may mắn là chúng tôi tìm được bài thơ Cự Ngao Đới Sơn của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cái này cũng là một may mắn, như là một sự thôi thúc từ tình yêu đất nước, dân tộc.

Xin ông nói rõ về lai lịch bài thơ này?

Vào thời kỳ những năm 2008, 2009 chúng tôi có cơ hội trò chuyện  với nhóm nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2009, khi tôi nhận được số kinh phí nho nhỏ người ta gửi để cho trung tâm Minh Triết nghiên cứu, chúng tôi có trích ra trong số 30 triệu họ gửi đến làm nghiên cứu, tôi trích ra 10 triệu để tặng học bổng cho sinh viên, giành 10 triệu  tặng cho nhà nghiên cứu về cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông Lê Hữu Nhiệm, nguyên là một cán bộ của ngành giáo dục, là một bậc túc nho. Trước kia, ông đã từng học chữ Hán rồi mới chuyển sang học văn hóa Tây phương.

Ông Lê Hữu Nhiệm đã giành 25 năm gắn với biên tập Quốc Âm thi tập, Bạch Vân thi tập. Đây là tác phẩm  thơ viết bằng chữ Hán của cụ Nguyễn  Bỉnh Khiêm và phiên dịch chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Tập Bạch Vân am Quốc ngữ tức là tập thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm ra chữ Quốc ngữ. Thế thì đây là một người rất đáng kính, ông tự mày  mò trong 20 năm để làm việc này mà không hề nhận được một đồng tiền công nào, hay sự khích lệ nào, giúp đỡ nào của bất cứ một cơ quan văn hóa nào của đất nước.

Rất nhiều học giả nhà nghiên cứu ủng hộ, truyền bá tư tưởng của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đến người dân. Trong ảnh TS Đinh Hoàng Thắng (nguyên Đại sứ VN tại Hà Lan) nâng niu 2 câu thơ.

Đó là một sự nghịch lý đối với những người tâm huyết với nghiên cứu khoa học độc lập nói chung, những người cống hiến nghiên cứu Biển Đông hiện nay, thưa ông?

Chúng tôi nghĩ rằng đấy là một nghịch lý. Tại sao có một nhà nho, một người nghiên cứu nghiêm túc nho học, miệt mài làm công việc ấy rồi không ai giúp đỡ, không ai tài trợ, thậm chí không nói một tiếng cổ vũ. Trong khi đó có nhiều công trình nghiên cứu bằng nhiều tỉ đồng của Nhà nước lại không sử dụng được. Chúng tôi rất khâm phục và muốn có một sự động viên nào đó đối với cụ Nhiệm.

Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng tôi mới nghĩ rằng mình là một trung tâm Minh Triết thì mình giành một chút khoản tiền có được  làm quà tặng cho cụ Lê Hữu Nhiệm.  Vậy là chúng tôi mời nhà tài trợ và  mời 2 vợ chồng cụ Nhiệm đến viện khoa học tại ban văn học Trung Cận Đại, nơi tổ chức nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm.  Tại đấy chúng tôi trao cho cụ một tặng phẩm 10 triệu. Hai cụ rất cảm kích. Đấy là sự biết ơn đối với một người đã tìm thấy, dịch bài thơ Cự Ngao Đới Sơn. Bài thơ là một dự báo thiên tài của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

(Còn nữa)

Hồng Chuyên- Lại Hà (thực hiện)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !