Hạn chế nào cho phát triển kinh tế biển Việt Nam?

Đối với Việt Nam, biển không chỉ đem lại nhiều nguồn lợi to lớn để phát triển kinh tế, mà còn là địa thế quốc phòng, an ninh mang tính chiến lược hàng đầu của đất nước.

Ảnh minh họa.

Đặc biệt, trước những mục tiêu mang tính chiến lược của các nước trong khu vực đều có liên quan và tạo sức ép lớn đối với nước ta, mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển là yêu cầu cấp thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn mang ý nghĩa lâu dài.

Trước khi đến với các mục tiêu này, chúng ta cần nhìn nhận những hạn chế, những khó khăn vướng phát trong quá trình thực hiện. 

Chủ trương của Đảng đã xác định gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thời gian qua, chúng ta đã chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện thế trận quốc phòng, an ninh trên biển.

Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và Hải đảo, nay nâng cấp thành Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và Hải đảo; triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 7 luật, 6 pháp lệnh, 2 bản tuyên bố, 19 nghị định và 6 quyết định liên quan đến quản lý và bảo vệ vùng biển, đảo Việt Nam; thông qua nhiều biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho toàn dân về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về kinh tế của hệ thống các đảo, để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống các đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Về đầu tư phát triển, chúng ta đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển nghề đánh cá xa bờ, xây dựng hàng chục công trình cảng và khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo và một số điểm ven bờ, đóng mới nhiều tàu dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia trên biển; đấu tranh quốc phòng, an ninh, ngoại giao; nghiên cứu và điều tra cơ bản; xây dựng được nhiều hạng mục công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đến nay, quy mô kinh tế biển của Việt Nam còn khá khiêm tốn, phương thức khai thác kinh tế biển chủ yếu là sản xuất nhỏ, các công trình hạ tầng kỹ thuật biển còn yếu kém và chưa đồng bộ. Bên cạnh công tác thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển mang lại một số kết quả nhất định, thì hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra ở những vùng biển, đảo có vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông (sân bay, bến cảng…) như Đà Nẵng, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc... Nhiều vùng biển, đảo như Quan Lạn, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý… tuy có lợi thế lớn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế biển và ven biển vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự gắn chặt với lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia; công  tác quản lý còn thiên về coi trọng lợi ích kinh tế mà có phần xem nhẹ yếu tố an sinh xã hội; môi trường biển chưa được quan tâm đầu tư, xử lý kịp thời.

Tình trạng khai thác tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích; nhiều ngành, địa phương vẫn ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, chưa khai thác toàn diện tiềm năng biển; các giá trị phi vật chất và có khả năng tái tạo còn ít được chú trọng. Phương thức khai thác tại các vùng biển, đảo của ta vẫn trùng lặp, tốc độ phát triển ồ ạt nhưng thiếu quy hoạch tổng thể, khiến cảnh quan thiên nhiên nhiều nơi đang bị phá vỡ, chưa có hệ thống xử lý xả thải.

Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động dịch vụ biển, du lịch biển, đảo đến nay còn nhiều bất cập. Công tác quy hoạch, quản lý, khai thác thế mạnh của biển ở nhiều địa phương vẫn chưa thực sự được chú trọng. Một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và vai trò của biển đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như công tác quốc phòng, an ninh; chưa chú trọng đến sự gắn kết giữa lợi ích chung với lợi ích thiết thực của cư dân trên các đảo, vùng ven biển.

Hệ thống luật pháp, chính sách về biển, đảo đến nay vẫn bộc lộ những bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực thi hành yếu, tổ chức triển khai thiếu sự phối hợp liên ngành, công tác hỗ trợ pháp lý cho người dân địa phương ít được chú ý. Trong bối cảnh các quốc gia đang hướng ra biển, Biển Đông đang trở thành khu vực tiềm ẩn những tranh chấp phức tạp, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn, thách thức.

Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế biển, cần tìm ra các giải pháp để giải quyết những hạn chế, khó khăn nói trên để đưa kinh tế biển của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !