Cùng người dân vượt qua khó khăn sau sự cố môi trường biển

Để khắc phục sự cố môi trường biển đối với các hoạt động kinh doanh của các hộ dân tại Hà Tĩnh, yếu tố quan trọng nhất là nguồn vốn cho vay và hỗ trợ.

Nhiều tàu thuyền vươn khơi trúng đậm cá tôm; không ít cơ sở kinh doanh, nuôi trồng thủy sản thu lợi nhuận hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng/năm... Sự “nâng đỡ” giúp người dân vượt qua khó khăn thời gian qua phải kể Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) Hà Tĩnh.

Các chủ nuôi tôm đang dần hoạt động trở lại sau sự cố môi trường biển

Tình hình sản xuất tại các huyện ven biển Lộc Hà, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh… đang dần sầm uất trở lại. Tàu thuyền nối đuôi nhau ra khơi, các âu thuyền ngư dân ra vào nhộn nhịp, những khoang thuyền đầy tôm, cá…

Ông Nguyễn Văn Linh (45 tuổi, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) cho hay, sự cố môi trường biển để lại hậu quả quá nặng nề với ngư dân vùng biển. Chưa một lần dám nghĩ biển có thể hồi sinh, ngư dân có thể ra khơi.  Sau 7 tháng nhận tiền bồi thường và các ngân hàng cho vay vốn khôi phục sản xuất nên hoạt động khai thác, kinh doanh thủy hải sản sôi động trở lại.

“Mấy tháng gần đây công việc của tôi khá đều đặn nên thu nhập cũng được chừng 3 - 4 triệu đồng/tháng”, ông Linh nói.

Tồn dư hàng trăm tấn hải sản đông lạnh sau sự cố môi trường, khiến người dân huyện Lộc Hà long đong, đứng ngồi không yên, nợ nần chồng chất. Lúc này, ngoài chính quyền địa phương, ngân hàng nông nghiệp là điểm đến của người dân.

Bà Trần Thị Tứ, chủ cơ sở đông lạnh Toàn Tứ (Thạch Kim, Lộc Hà) cho biết: “Sau sự cố môi trường biển, cơ sở tôi nợ ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh 2,6 tỷ đồng. Hàng đông lạnh chất kho không bán được, tiền điện, tiền lãi suất thì tháng nào cũng phải trả.  Lúc này, ngân hàng đã có mặt kịp thời, hỗ trợ 1 tháng tiền trả lãi, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Đặc biệt, khi chúng tôi có nhu cầu vay thêm tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, Agribank Lộc Hà cũng tạo điều kiện cho vay thêm 1 tỷ  đồng”.

“Đến lúc này, sau hơn 1 năm chịu thảm họa môi trường, cơ sở kinh doanh hải sản của chúng tôi đã hoạt động bình thường trở lại, những lô hàng thu mua từ các tàu thuyền lần lượt được các thương lái đặt hết” – bà Tứ hồ hởi nói.

Khởi sắc mà chủ cơ sở đông lạnh Toàn Tứ có được hôm nay, bình quân mỗi tháng cơ sở xuất đi nước ngoài khoảng 50 tấn cá các loại; cung ứng thị trường trong nước 30 - 40 tấn; tổng doanh thu ước từ 20 - 30 tỷ đồng. Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động và 50 -70 người thời vụ.

Ông Nguyễn Văn Mại, một hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hộ Độ cho hay, ông là khách hàng thân thiết của Agribank Lộc Hà nhiều năm qua. Trước khi xảy ra sự cố môi trường ông đã vay vốn của ngân hàng này để đầu tư sản xuất. Sau khi sự cố xảy ra, ngoài được hỗ trợ 1 tháng lãi suất, ông còn được Agribank tạo điều kiện cho vay thêm nếu có nhu cầu.

“Tính đến cuối năm 2016 gia đình tôi nợ ngân hàng Agribank 3,2 tỷ đồng. Mới đây tôi gom số tiền bán tôm và tiền chi trả bồi thường trả hết nợ cho ngân hàng rồi”, ông Mại thông tin.

Ông Mại cũng vui vẻ thông báo, “Hiện 12ha nuôi tôm thẻ chân trắng của tôi đang hoạt động rất tốt, thị trường đầu ra thuận lợi, đưa lại nhiều lợi nhuận cao”.

Sự cố môi trường biển đã khiến hàng trăm hộ kinh doanh đông lạnh lao đao, nợ nần chồng chất

Được biết, Agribank huyện Lộc Hà đã kịp thời hỗ trợ 1 tháng lãi cho 14 kho đông lạnh với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng; điều chỉnh giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại. Đồng thời, điều tra, khảo sát, tính toán lại các dự án cho để cơ cấu lại thời hạn trả nợ sao cho phù hợp.

Tại thị xã Kỳ Anh, người dân ven biển bị ảnh hưởng cũng đang từng bước ổn định ngoài thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các khách hàng vay vốn tại ngân hàng, Agribank Hà Tĩnh và Agribank thị xã Kỳ Anh còn trao 150 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các em học sinh là con em của những gia đình khó khăn thuộc vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Một lạnh đạo Ngân hàng NN&PTNT tỉnh cho biết: “Tính đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh đã hỗ trợ nhân dân vùng bị thiệt hại môi trường gần 5 tỷ đồng và 32 tấn gạo. Thực hiện cho vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi ngành nghề 1.167 khách hàng, với doanh số cho vay hơn 131 tỷ đồng”.

“Miễn giảm lãi cho 164 khách hàng, số tiền miễn giảm 595 triệu đồng. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 73 khách hàng, với tổng dư nợ được cơ cấu hơn 60 tỷ. Ngoài ra, cho vay hỗ trợ lãi suất để đóng tàu, mua ngư lưới cụ theo Quyết định của UBND tỉnh với doanh số cho vay hơn 10,3 tỷ đồng, số tiền lãi vay được hỗ trợ 437 triệu đồng” – vị lạnh đạo này cho hay.

Ngày 6/1/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 12/QĐ-TTg, trong đó có nhiều biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân như hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mới khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, khoanh nợ không tính lãi, hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ. Tuy nhiên, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn việc hạch toán, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ lãi suất nên các Tổ chức tín dụng vẫn chưa thể triển khai thực hiện.
Mỹ Hoa - Nga Sơn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !