Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC

Năm ngoái phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes đã tới khu vực Biển Đông trên một chiếc thuyền đánh cá và trở thành phóng viên đầu tiên trên thế giới có thể quan sát cận cảnh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại đây.

Năm nay, anh tiếp tục quay trở lại khu vực này trên một chiếc máy bay nhỏ khiến giới chức Bắc Kinh hết sức tức giận mà đe dọa sẽ cho lực lượng Hải quân "đáp trả".

Phóng viên Rupert đã nhận được lời mời từ phía Philippines tới thăm đảo Pagasa, một dải đất dài khoảng 400 m, vừa đủ để đỗ một chiếc máy bay loại nhỏ. Sau đây là hành trình mà Rupert ghi lại được đăng tải trên BBC:

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 1

Đảo đá Xu Bi tháng 7/2012. Nguồn: CSIS

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 2

Đảo đá Xu Bi tháng 9/2015. Nguồn: CSIS

Pagasa

Sau nhiều tháng lên kế hoạch và thương thuyết, tôi đến một khách sạn ở Manila chuẩn bị hành lý và sẵn sàng để đi thì chuông điện thoại reo. Đó là Chika, đồng nghiệp của tôi. Cô cho biết: “Lệnh cho phép chúng ta đến Pagasa đã bị hủy bỏ”.

Tôi thực sự rất buồn. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Có phải chính phủ Philippines đã bị đe dọa? Hay vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tới thăm Philippines nên Manila không muốn xảy ra sự cố gì? Trên thực tế mọi việc còn tồi tệ hơn. Bằng cách nào đó Bắc Kinh đã phát hiện ra việc chúng tôi chuẩn bị làm.

Tổng biên tập của tôi ở London gọi điện tới: “Đại sứ quán Trung Quốc đã gọi điện cho tòa soạn. Họ cảnh báo nếu BBC cố gắng tới khu vực tranh chấp trên Biển Đông thì sẽ có vấn đề xảy ra”.

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 3

Đảo Pagasa.

Vì vậy trong suốt một tuần tiếp theo, tôi buộc phải ở yên trong khách sạn và quan sát sự kiện Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm và rời đi. Sau đó, thêm nhiều cuộc đàm phán khác và cuối cùng chính phủ Philippines đã cho phép chúng tôi đi.

Vào khoảng 5h30 sáng, 5 người chúng tôi tập trung tại sân bay ở Puerto Princesa, trên đảo Palawan của Philippines. Hai viên phi công, một kỹ sư, người quay phim và tôi. Trước mặt chúng tôi là máy bay Cessna 206 động cơ đơn.

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 4

Chiếc máy bay nhỏ chở phóng viên BBC.

Anh quay phim Jiro và tôi nhìn nhau. Tôi thầm nghĩ: “Chúng tôi thực sự sẽ bay 3 tiếng đồng hồ qua đại dương và hạ cánh xuống một hòn đảo nhỏ bằng chiếc máy bay này hay sao?”. Thậm chí đến cả viên phi công trông cũng khá lo lắng vì chưa từng có ai cố gắng làm việc mà chúng tôi chuẩn bị làm.

Với một chiếc máy bay nhỏ chất đầy thiết bị quay phim và nhiên liệu, chúng tôi rời đường băng và bay lên không trung. Một vài phút sau, tôi đã có thể nhìn rõ những đỉnh núi phủ đầy cây ở Palawan, rồi sau đó là làn nước trong xanh của Biển Đông.

Bản đồ Biển Đông

Kế hoạch của chúng tôi rất đơn giản, từ Palawan chúng tôi có thể bay thẳng ra đảo Pagasa, hạ cánh và nạp nhiên liệu. Sau đó chúng tôi sẽ bay về phía Tây Nam, quanh đảo Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc đã xây dựng trái phép một căn cứ hải quân và không quân. Chúng tôi có thể quay trở lại Pagasa để nạp nhiên liệu. Cuối cùng chúng tôi sẽ bay trở về Palawan và đi qua đảo Đá Vành Khăn.

Chuyến đi của chúng tôi có hai mục đích. Thứ nhất là để tiếp cận gần nhất có thể để quan sát và ghi lại những việc làm trái phép của Trung Quốc. Thứ hai, quan trọng không kém là để xem Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào.

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 5

Bản đồ Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa. Nguồn: Chính phủ Philippines

Tuy nhiên, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), những cấu trúc như bãi đá không thể tuyên bố chủ quyền đường bờ biển và các công trình nhân tạo trên đó cũng không được coi là một lãnh thổ có chủ quyền. Một quốc gia có thể sở hữu một hòn đảo tự nhiên và vùng lãnh thổ 12 hải lý xung quanh đó, cả trên biển và trên không. Song các hòn đảo nhân tạo lại không có quyền nói trên.

Nói cách khác, chúng tôi có thể bay qua các hòn đảo này mà không hề vi phạm luật lệ quốc tế và Bắc Kinh cũng không thể can thiệp được trong tình huống này.

Khi máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống Pagasa, tim đôi đập rất nhanh, vừa thích thú vừa lo lắng. Sau nửa tiếng bay về phía Nam hòn đảo, tôi thấy một đường màu vàng qua cửa sổ, phía trên là một khối nhà màu trắng. Tôi lập tức nhận ra nó từ những  bức ảnh vệ tinh. “Đó là Đá Ga Ven. Chúng tôi đã tới đó năm ngoái”, tôi hét lên.

Đá Ga Ven

Ngay khi tôi nhìn thấy cụm đá Ga Ven thì một giọng nói đầy hung hăng vang lên: “Máy bay quân sự không xác định ở phía Tây đá Ga Ven, đây là Hải quân Trung Quốc. Các anh đang đe dọa an ninh. Để tránh tình trạng leo thang, hãy rời khỏi khu vực ngay lập tức”.

Phi công của chúng tôi bay về phía Tây nhưng những lời cảnh báo vẫn tiếp tục vang lên, lặp đi lặp lại, bằng tiếng Trung và tiếng Anh, ngày càng to hơn và dữ dằn hơn. Chúng tôi bay về phía Tây Nam, hướng tới đảo Đá Chữ Thập.

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 6

Đảo Đá Chữ Thập tháng 1/2006. Nguồn: CSIS

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 7

Đảo Đá Chữ Thập tháng 3/2015. Nguồn: CSIS

Khi chúng tôi tới gần khu vực 20 hải lý, tiếng trên radio lại vang lên: “Máy bay quân sự nước ngoài  ở phía Tây Bắc đảo Đá Chữ Thập, đây là Hải quân Trung Quốc, các anh đang đe dọa an ninh của chúng tôi”.

Lần này, phi công đã ngay lập tức lái máy bay khỏi khu vực trên. Tôi cố gắng thuyết phục viên phi công: “Chúng ta cần tới gần hơn nữa, anh hãy quay lại đi, chúng tôi không thể ghi lại được hình ảnh gì từ khoảng cách xa thế này”.

Nhưng lời nói của tôi không có tác dụng. Viên phi công đáp: “Tôi xin lỗi nhưng chúng tôi cũng có quy định riêng”.

Quay trở lại Pagasa, khi máy bay đang nạp nhiên liệu, tôi cố gắng thuyết phục lần nữa: “Hãy xem, chúng ta không vi phạm bất kỳ luật lệ nào và phía Trung Quốc không thể bắn chúng ta được. Anh cần phải lên tiếng nói rằng chúng ta là máy bay dân sự bay trên không phận quốc tế mà thôi”.

Họ trả lời tôi rằng: “Anh phải hiểu chúng tôi là những phi công dân sự, không phải quân sự. Chúng tôi không thể biết được Trung Quốc có làm gì chúng ta hay không, nên chúng ta phải giữ an toàn trước”.

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 8

Đảo Đá Vành Khăn tháng 1/2012. Nguồn: CSIS

Chuyến đi bão táp tới Biển Đông của phóng viên BBC - ảnh 9

Đảo Đá Vành Khăn tháng 9/2015. Nguồn: CSIS

Cuối cùng, sau nhiều giờ thuyết phục, họ đã đồng ý thử lại lần nữa. Chúng tôi khởi hành lần thứ ba, tiến tới đảo Đá Vành Khăn, hạ xuống độ cao 5.000 ft. Lời cảnh báo lại vang lên lần nữa: “Máy bay quân sự nước ngoài, đây là Hải quân Trung Quốc, các anh đang đe dọa an ninh của chúng tôi”.

Phi công của tôi bình tĩnh đáp lại: “Hải quân Trung Quốc, đây là máy  bay dân sự Philippines đang trên đường tới Palawan, chở theo các hành khách dân sự. Chúng tôi không phải là máy bay quân sự, chúng tôi chỉ là máy bay một động cơ thông thường”.

Nhưng không có gì thay đổi, lời cảnh báo lại vang lên. Nhưng lần này phi công của chúng tôi can đảm hơn, tiến vào khu vực 12 hải lý. Phía dưới, tôi có thể nhìn thấy khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép với các con tàu lớn và nhỏ cùng các khối bê tông và một tòa nhà mới đang hình thành.

Vậy là lần đầu tiên tôi có thể nhìn thấy rõ ràng các đường băng mà Trung Quốc tự ý xây dựng trái quy định quốc tế, chỉ cách bờ biển Philippines 140 hải lý. Theo tính toán của tôi, nếu một chiếc máy bay của Trung Quốc cất cánh từ đây thì chỉ mất từ 8 đến 9 phút là có thể tiếp cận bờ biển Philippines.

Khi chúng tôi đang bay trở về Palawan thì nghe thấy một giọng nói khác vang lên trên radio: “Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc. Chúng tôi là máy bay Australia đang tham gia diễn tập các quyền tự do hàng hải quốc tế trên không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển. Hết”.

Mỹ đã tiến hành một vài chuyến bay tuần tra tự do hàng hải cũng như đưa thuyền tới khu vực Biển Đông trong một vài tháng nay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52. Nhưng Australia chưa bao giờ công khai hành động tương tự.

Chúng tôi nghe thấy thông điệp của phía Australia một vài lần nhưng không có lời đáp trả từ phía Trung Quốc. Mục đích của những chuyến bay này là để cho Bắc Kinh thấy các quốc gia như Mỹ và Australia không bao giờ công nhận những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự ý xây dựng.

Tháng trước tại Manila, Tổng thống Barack Obama cũng nhắc lại rằng Bắc Kinh phải ngừng ngay toàn bộ việc xây dựng trái phép cũng như điều chuyển các lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông thời gian vừa qua.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

Tuệ Minh (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !