Biển Đông: Đừng dịch lố bịch kiểu "ông Phúc = Mr Happy"

Trước những câu hỏi băn khoăn về tên gọi nào của Biển Đông để không phương hại quan điểm chủ quyền Việt Nam, Infonet đăng bài viết của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này.

Thời gian qua, qua theo dõi, nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến  chủ quyền biển đảo của Việt Nam được phổ biến công khai trên các phương tiện thông tin và qua tiếp xúc trao đổi với một số nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, các chuyên gia pháp lý , chính trị, phóng viên… tôi thấy vẫn còn  không ít những nhận thức khác nhau đáng phải bàn thảo thông nhất, cho dù có thể chỉ là những lỗi kỹ thuật, không cố ý…

Trước hết, tôi xin bắt đầu từ việc sử dụng tên gọi cho một vùng biển nằm về phía Đông Việt Nam, một vùng biển nửa kín, rộng trên 3 triệu km2; có vị trí khá quan trọng về địa- chính trị, địa- kinh tế, địa- chiến lược… của khu vực và quốc tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Biển Đông: Đừng dịch lố bịch kiểu

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ (ảnh Hồng Chuyên)

Vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào thói quen truyền thống hay xuất phát từ những mục đích, đông cơ khác nhau. Sau đây là những địa danh đã và đang được dùng để gọi vùng biển này:

Tên do người phương Tây gọi (hay còn có thể nói là Tên quốc tế):  tiếng Anh là South China Sea; tiếng Pháp là Mer de Chine méridionale. Tên này thường được ghi trên các hải đồ của những nhà hàng hải phương Tây có liên quan đến khu vực này, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính trị… của các cá nhân, tổ chức quốc tế…

Tên do người  Trung Quốc gọi là Nam Hải (hay biển Nam Trung Hoa).

Tên do Philippines gọi là biển Tây Philippines.

Tên do Việt Nam gọi là Biển Đông. Tên Biển Đông là tên riêng do người Việt Nam dùng để gọi vùng biển này  theo truyền thống từ bao đời nay. Nó đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của người dân Việt Nam: “Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”(Ca dao Việt Nam), hay: “Trúc Nam sơn không ghi hết tội. Nước Biển Đông không rửa sạch hôi tanh.” (Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi)… 

Điều quan trọng là tên Biển Đông đã được chính thức hóa bằng một quyết định pháp lý của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi gửi Công hàm lên Tổ chức khí tượng thế giới xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của vùng biển này theo địa danh bằng tiếng Anh là “Biển Đông Sea”. 

Địa danh này từ đó luôn được sử dụng chính thức trong mọi loại văn bản của Việt Nam tại các tổ chức quốc tể. Thỉnh thoảng có một số tài liệu của Việt nam đã dịch ra tiếng Anh là East Sea, tiếng Pháp là Mer de l’Est. Đấy là sai lầm của những người làm công tác dịch thuật, theo kiểu “mot à mot”, “word by word”! 

Thật buồn cười, không muốn nói lố bịch, nếu thủ đô Hà Nội được dịch ra tiếng Anh cho người nước ngoài “dễ hiểu”  là “Internal River Capital”, hay ông Phúc dược dịch ra là Mr. Happy…(!?). 

Nếu ai đó còn băn khoăn về vấn đề này thì xin các vị hãy bớt chút “thì giờ vàng ngọc” tham khảo lại các tài liệu chính thức của Việt Nam thì chắc chắn sẽ có câu trả lời thỏa đáng.

Nhân đây, tôi cũng xin mạn phép nhắc lại rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó; chẳng hạn, gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan; vịnh Bắc  Bộ, không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Việt Nam. 

Vì vậy, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của  Việt Nam. Philippines cũng thế, mới đây họ gọi là biển Tây Philippines, cũng không có nghĩa họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này là của họ. Sở dĩ họ gọi như vậy, theo tôi, là để đối phó với tham vọng của Trung Quốc, muốn chiếm trọn Biển Đông trong đường biên giới “lưỡi bò” mà họ gọi là Nam Hải, với lập luận rằng Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử”, người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”, vì vậy mà quốc tế đã công nhận và mới gọi là “South China Sea” (biển Nam Trung Hoa). 

Có lẽ cũng vì thế mà đã có không ít học giả quốc tế đề xuất ý tưởng để tránh hiểu nhầm của dư luận và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế nên gọi vùng biển này là biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea) chăng?

 Với những điều đã đề cập trên, tôi kiến nghị Việt nam chúng ta nên thống nhất sử dụng tên Biển Đông để gọi vùng biển này, viết hoa cả 2 từ, không dịch ra tiếng Anh là East Sea, tiếng Pháp là Mer de l’Est. Nếu cần có thể chua thêm tên quốc tế South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học.

(* Tiêu đề do tòa soạn đặt)

TS Trần Công Trục

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !