Báo Nhật: Tokyo nên ngừng trông đợi ông Trump để đối phó Triều Tiên

Mối quan ngại về các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên buộc chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra nhiều phương án đối phó trong đó có việc dừng dựa dẫm vào Mỹ.

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, một trong những phương án ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên được Nhật Bản cân nhắc là mua sắm thêm vũ khí quốc phòng và lần đầu tiên triển khai các chiến đấu cơ tàng hình F-35A trong năm tài khóa 2017 bắt đầu vào tháng Tư tới. Tuy nhiên, kế hoạch triển khai các chiến đấu cơ F-35A đã gây ra làn sóng tranh cãi trong nội bộ chính phủ Nhật Bản. Bởi ngay cả khi triển khai loại vũ khí tối tân như F-35 A, Nhật Bản dường như vẫn không thể vô hiệu hóa hoàn toàn lực lượng tên lửa của Triều Tiên. 

Báo Nhật: Tokyo nên ngừng trông đợi ông Trump để đối phó Triều Tiên - ảnh 1

Binh lính Mỹ - Nhật Bản tham gia một cuộc diễn tập.

Trong năm 2016, Triều Tiên đã phóng hơn 20 tên lửa đạn đạo. Bình Nhưỡng còn tuyên bố sắp cho phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong năm nay. Trong khi đó, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản chỉ có tác dụng đánh chặn chứ không thể đảm bảo an toàn cho người dân và đất nước. Đây chính là lý do, Nhật Bản cần chuẩn bị sẵn các phương án phòng vệ như sơ tán người dân và kế hoạch tấn công trực tiếp nhằm vào các căn cứ tên lửa của Triều Tiên. 

Vào cuối năm 2016, Nikkei từng đưa tin chính phủ Nhật Bản cho công bố một văn bản bảo vệ người dân. Văn bản này nêu cụ thể các bước tiến hành sơ tán công dân trong trường hợp Triều Tiên dùng tên lửa tấn công. 

Còn trong tháng Một năm nay, chính phủ Nhật Bản cũng đã chính thức công bố các kế hoạch sơ tán người dân sẽ được thực hiện trong cuộc diễn tập đầu tiên vào tháng Ba tới ở thành phố ven biển thuộc tỉnh Akita. Cuộc diễn tập này là nhằm chuẩn bị phương án đối phó trước mối đe dọa từ Triều Tiên. 

Đối phó với Triều Tiên không dễ?

Mới đây, trả lời trước câu hỏi chất vấn của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera, Thủ tướng Abe khẳng định hiến pháp hòa bình của Nhật Bản hiện cho phép quân đội nước này tấn công các căn cứ quân sự của đối phương. Song giới chuyên gia nhận định, năng lực tiêu diệt các căn cứ tên lửa ở nước ngoài của Nhật Bản vẫn còn nhiều nghi ngờ. 

Trong khi đó, Lực lượng Phòng không Nhật Bản đã tiếp nhận chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên F-35 Lightning II vào tháng 11/2016. Hiện quân đội Nhật Bản đang tham gia chương trình huấn luyện cùng Mỹ để học cách sử dụng chiến đấu cơ. Theo kế hoạch, máy bay F-35 sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Misawa tại tỉnh Aomori vào tháng 3/2018. 

Báo Nhật: Tokyo nên ngừng trông đợi ông Trump để đối phó Triều Tiên - ảnh 2

Triều Tiên phóng thử tên lửa.

Đối với Nhật Bản, bước đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công là vô hiệu hóa mạng lưới radar và súng phòng không của đối phương. Tiếp đó, các máy bay ném bom và tên lửa hành trình sẽ tiêu diệt các căn cứ trên mặt đất. Trong quá trình tấn công, các chiến đấu cơ sẽ làm nhiệm vụ hộ tống và đánh chặn máy bay đối phương. Còn các máy bay trinh thám, tiếp nhiên liệu và cứu hộ sẽ tham gia hỗ trợ cùng hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không và lực lượng tàu chiến. Nhưng để thực hiện sứ mệnh này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần phải trải qua hàng loạt cuộc tập trận. 

Đáng nói, việc tấn công các căn cứ cố định trên mặt đất mới chỉ là một phần của cuộc chiến. Bởi các loại tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên như Nodong và Musudan, lại có thể được phóng từ các bệ phóng di động và được đem đi cất giấu ở bất cứ đâu bao gồm các hầm trong núi. 

Do đó, để vô hiệu hóa các bệ phóng di động, Nhật Bản sẽ phải điều động các lực lượng đặc nhiệm phát hiện địa điểm, để hoặc trực tiếp tấn công hoặc điều động chiến đấu cơ tới phá hủy. Đây cũng chính là chiến thuật mà Mỹ và Anh áp dụng trong cuộc chiến vùng Vịnh. 

Nhưng trên thực tế, khả năng phát hiện hàng chục bệ phóng di động trên khắp lãnh thổ Triều Tiên không phải là chuyện dễ dàng. Theo một cựu quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, vào năm 1994, khi căng thẳng bùng nổ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, quân đội Mỹ đã cân nhắc tới phương án tìm kiếm và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa di động của Triều Tiên. Nhưng cuối cùng, Mỹ đã buộc phải hủy bỏ phương án này do Triều Tiên có quá nhiều hầm bí mật khó có thể phát hiện. 

Trong bối cảnh hiện nay, khi mối đe dọa từ Triều Tiên vẫn thường trực, Nhật Bản buộc phải tìm cách phát hiện các bệ phóng tên lửa di động. Bởi không loại trừ khả năng, Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa từ dưới hầm nhằm sang Tokyo. Và trong khoảng thời gian cân nhắc phương án tấn công đáp trả, Nhật Bản chắc chắn sẽ phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề thậm chí là bị phá hủy từ sức mạnh lực lượng tên lửa Triều Tiên. 

Đây là lý do, Nhật Bản cần tiến hành các cuộc tập trận sơ tán trên quy mô cả nước chứ không chỉ ở tỉnh Akita. Bởi theo hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Tokyo sẽ làm nhiệm vụ phòng thủ còn Mỹ đảm nhận tấn công. Trong khi đó, quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật lại đang bước sang trang mới dưới thời Tổng thống Donald Trump. Có thể nói, những ngày tháng Tokyo dựa dẫm vào Washington đã qua và thay vào đó, Nhật Bản cần chuẩn bị sẵn phương án đối phó trước các đối thủ bao gồm cả kế hoạch tấn công. 

Minh Thu (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !