Báo Mỹ: nhu cầu ở Việt Nam là thủ phạm diệt vong tê giác

Hãng tin AP đã có bài phân tích chỉ ra rằng, chính nhu cầu "điên cuồng" về sừng tê giác của Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động săn bắn tê giác tại châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và đe dọa đến sự tồn vong của loài động vật hoang dã này.

Báo Mỹ: nhu cầu ở Việt Nam là thủ phạm diệt vong tê giác

Báo Mỹ: nhu cầu ở Việt Nam là thủ phạm diệt vong tê giác

Theo AP, nhu cầu về sừng tê giác tại Việt Nam đang đe dọa sự sống còn của loài này trên thế giới.

Nguyễn Hương Giang rất thích tiệc tùng nhưng ghét đồ uống có cồn nên vào cuối các buổi tiệc whiskey linh đình cô thường dùng bột sừng tê giác pha với nước đựng trong một chiếc đĩa gốm đặc biệt.

Bố của Giang đã tặng cho cô 10cm sừng màu nâu làm quà và nói với cô rằng nó có thể giúp chữa trị mọi bệnh từ đau đầu đến ung thư.

Việt Nam đã trở nên quá ám ảnh về thứ chất liệu như móng tay này đến nỗi bây giờ nó được bán với mức giá như chất côcain.

“Tôi không biết nó giá bao nhiêu tiền”, Giang, cô gái 24 tuổi, nói về chất sừng mà cô vẫn dùng, “Tôi chỉ biết là nó rất đắt”.

Các chuyên gia cho rằng nhu cầu về sừng tê giác ngày càng cao của người Việt Nam đang đe dọa sẽ “xóa sổ” những con tê giác cuối cùng trên thế giới. Loài tê giác đã suýt tuyệt chủng một lần trước những năm 1970 nhưng sau đó đã sống sót nhờ các chiến dịch bảo tồn. Nhưng đến năm 2011, hoạt động bắn giết tê giác ở Châu Phi gia tăng đến mức kỉ lục và được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn vào năm 2012.

Trong tuần qua, Nam Phi đã kêu gọi tái hợp tác với Việt Nam sau khi có “số lượng đáng kinh ngạc” tê giác bị giết chết trong năm qua.

Trước đây, Trung Quốc vẫn là nước tôn sùng sừng tê giác về những tính năng chữa trị bênh tật dù chưa được chứng minh, nhưng đến nay các chuyên gia về thế giới hoang dã quốc tế cho hay Việt Nam đang trở thành nguồn tiêu thụ lớn với nguyên nhân chủ yếu là những tin đồn rộng rãi rằng sừng tê giác có thể chữa trị ung thư. Chính nhu cầu về sừng tê giác của Việt Nam đã tạo ra một sức ép chưa có tiền lệ đối với khoảng 28.000 con tê giác cuối cùng chủ yếu ở Nam Phi.

Báo Mỹ: nhu cầu ở Việt Nam là thủ phạm diệt vong tê giác

Người Việt Nam dùng sừng tê giác vì tin rằng nó có thể chữa ung thư – một điều vẫn chưa được khoa học chứng minh.

“Tình hình thực sự rất khủng khiếp. Chúng ta hiện có ít sự bảo vệ đối với quần thể này trong thế giới hoang dã”, Dan Ashe, giám đốc cơ quan về cá và động vật hoang dã của Mỹ, nhận xét.

Mặc dù dữ liệu về hoạt động buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu là rất ít nhưng trong 2 năm qua nạn săn trộm ở Châu Phi diễn ra ngày càng nhiều. Các quan chức Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc và Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động giao thương một loại mặt hàng mà sẽ chẳng có mấy ai ở Hoa Kỳ mua.

Các nhà hoạt động vì động vật hoang dã cho rằng trong thập kỷ qua, sừng tê giác đã trở thành một thứ đồ xa xỉ không thể thiếu đối với giới nhà giàu mới nổi, bên cạnh túi Gucci và xe hơi Maybach đắt tiền.

Từ năm 2006 đến 2008, 3 nhà ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Nam Phi đã dính dáng đến các vụ buôn lậu sừng tê giác và một người đã bị ghi hình. Vào tháng Hai vừa qua, các đặc vụ Hoa Kỳ đã bắt giữ một đường dây buôn lậu sừng tê giác mà kẻ cầm đầu là một người Mỹ gốc Việt.

Theo một bản khai của Felix Kha, một trong những kẻ buôn lậu sừng tê giác bị bắt trong cuộc truy quét, tên này đã đến Trung Quốc 12 lần từ năm 2004 đến năm 2011 và đã về Việt Nam 5 lần vào năm ngoái.

“Hiện vẫn có nhiều sừng tê giác được chuyển đến Trung Quốc nhưng chính Việt Nam là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động săn trộm sừng tê giác. Các quan chức Việt Nam thực sự cần phải nỗ lực tìm ra những kẻ đứng đằng sau hoạt động buôn lậu sừng tê giác và buộc chúng phải dừng lại”, Chris R. Shepherd, phó giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Mạng lưới giám sát buôn bán động vật và thực vật hoang dã TRAFFIC, nói.

Tình trạng “phát cuồng” vì sừng tê giác đã đẩy giá của sản phẩm này cao hơn các sản phẩm độc hại khác từ động vật hoang dã như mật gấu hay cao hổ. Các quan chức Hoa Kỳ cho hay 1 kg bột sừng nghiền có giá tới 55.000 đô la Mỹ, một mức giá cao hơn cả giá côcain bán trên đường phố ở Mỹ và khiến chất liệu giống móng chân móng tay này trở nên giá trị như vàng.

Nhu cầu mạnh đến nối những tên đạo chích còn ăn trộm sừng tê giác từ các bảo tàng và cửa hiệu bán da các động vật đã chết ở châu Âu. Đôi khi chúng còn dùng búa tạ để đập nhỏ sừng trước khi bỏ trốn. Theo Europol, cơ quan thi hành pháp luật của châu Âu, trong năm 2011, 72 chiếc sừng tê giác đã bị đánh cắp từ 15 quốc gia châu Âu và lần đầu tiên họ có dữ liệu tội phạm loại này.

Những kẻ săn trộm ở Nam Phi còn dùng cưa khoét lấy sừng tê giác trong khi chúng vẫn còn sống và để lại vết thương rỉ máu trên đầu những con may mắn sống sót.

Đôi khi, bọn chúng vẫn bắn chết tê giác mặc dù sừng của những con này có thể sẽ lại dài ra và con vật vẫn khỏe mạnh nếu sừng được cắt cẩn thận. Thậm chí các quan chức và các tổ chức phi chính phủ ở châu Phi đã phải cắt đi sừng của các con tê giác để chúng thoát khỏi nạn săn bắn nhưng những kẻ săn trộm vẫn giết chỉ để lấy một mẩu sừng nhỏ còn sót lại.

Báo Mỹ: nhu cầu ở Việt Nam là thủ phạm diệt vong tê giác

Một con tê giác ở châu Phi bị khoét mất sừng.

Năm 2010, Việt Nam đã mất con tê giác Java cuối cùng bất chấp nỗ lực bảo vệ của nước này. Con vật cuối cùng này được phát hiện đã chết tại một vườn quốc gia, bị bắn vào chân và sừng bị lấy đi.

Ông Trần Đặng Trung, người quản lí một vườn thú ngoại thành Hà Nội có 4 con tê giác trắng mua từ Nam Phi, cho biết ông cảm thấy rất lo lắng về sự an toàn của những con tê giác này mặc dù vườn thú được bảo vệ 24/24 giờ.

“Nếu bọn trộm muốn giết những con vật này và lấy đi các bộ phận có giá trị thì chúng hoàn toàn có thể”, ông Trung nói.

Trong năm ngoái, chính thức thì có gần 60 sừng tê giác được nhập vào Việt Nam một cách hợp pháp dưới dạng đồ trưng bày từ các khu thiên nhiên hoang dã của Nam Phi nhưng các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã quốc tế ước tính con số thực sự có thể hơn 100 chiếc sừng.

Tại Hà Nội, người Việt Nam mua sừng tê giác trên các đường phố tại khu phố cổ, tại đây một người bán thuốc đông y cho biết mỗi đơn thuốc dùng sừng tê giác có giá 200.000 đồng (10 đô la).

Các bác sĩ tại Hà Nội cho biết một số bệnh nhân của họ đã dùng bột sừng tê giác cùng lúc với thuốc tây vì họ tin rằng sừng tê giác có thể chữa trị sốt và các bệnh thông thường khác. Một số người thì dùng chất này như giải pháp cuối cùng cứu họ khỏi căn bệnh ung thư.

Nguyễn Hữu Trường, một bác sĩ tại Trung tâm dị ứng miễn dịch ở Hà Nội, cho hay một số bệnh nhân gặp ông và phàn nàn về những triệu chứng dị ứng mà ông cho là có liên quan đến việc dùng sừng tê giác.

“Nhiều người Việt Nam tin rằng bất cứ cái gì đắt đều tốt, nhưng nếu bạn chi quá nhiều tiền cho sừng tê giác thì cũng giống như bạn tự cắn móng tay của mình vậy”, ông nói.

Sừng tê giác có chứa chất sừng, một loại protein giống tóc và móng tay người. Trong khi đó, các chuyên gia cho biết một số sừng tê giác bán sang Việt Nam là sừng giả.

Giang, cô gái Việt trẻ tuổi vẫn thường dùng sừng tê giác cho hay, cô không mấy lo ngại trước những nhận định của các bác sĩ về sừng tê giác và cô cũng không quan tâm cha cô có chiếc sừng đó từ đâu.

Vì Giang chỉ dùng sừng tê giác 1 hoặc 2 lần trong 3 tháng, cô tính có thể dùng chiếc sừng này đến 10 hoặc 15 năm nữa. Nhưng một khi cô dùng hết, có lẽ lúc đó không còn tê giác trên trái đất này để phục vụ nhu cầu của cô nữa.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !