"Bảo dưỡng" sau đại phẫu thuật thẩm mỹ: Chuyên gia nói gì?

Cũng giống như các chuyên ngành ngoại khoa khác, phẫu thuật thẩm mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: sốc thuốc, tụ dịch, tụ máu, nhiễm trùng, loét vết mổ, sẹo lồi, sẹo quá phát dọc đường mổ....

Ảnh minh họa

Nhiều người có những khiếm khuyết trên gương mặt hoặc trên cơ thể, chỉ qua bàn tay khéo léo của bác sĩ thẩm mỹ đã trở thành một người “khác” khiến người ngoài phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, phải giữ gìn sau phẫu thuật thẩm mỹ như thế nào để đạt đuợc hiệu quả lâu bền, điều mà không phải ai cũng biết.

Phóng viên báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thọ - Phó Chủ tịch hội Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội.

Thưa bác sĩ, trước khi vào câu hỏi chính, xin ông cho biết hiện nay có những phương pháp làm đẹp nào là hiệu quả nhất?

TS Nguyễn Huy Thọ: Hiện nay không có phương pháp làm đẹp nào là hiệu quả nhất cho tất cả mọi người mà chỉ có phương pháp làm đẹp thích hợp nhất cho từng người.

 Hiện nay, có hai loại là nội khoa thẩm mỹ và phẫu thuật thẩm mỹ. 

Nội khoa thẩm mỹ bao hàm các phương pháp làm đẹp mà không phải sử dụng dao kéo, đó là việc sử dụng các chất làm đầy để làm phẳng lại những chỗ lõm trong cơ thể, xóa nhăn, tăng cường dinh dưỡng làm trẻ hóa làn da, triệt lông, giảm béo bằng các yếu tố vật lý....

Phẫu thuật thẩm mỹ là các phương pháp sử dụng dao kéo để thực hiện các thay đổi trên cơ thể con người, giúp cho người ta hoàn hảo hơn về hình thể như phẫu thuật nâng sống mũi, tạo nếp mí, căng da mặt, đặt túi độn ngực, “gọt hàm”...
Đại tá, TS Nguyễn Huy Thọ.

Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng làm được nhiều thứ, hot nhất hiện nay là phẫu thuật chỉnh sửa khối xương gò má, góc hàm, độn cằm để tạo ra gương mặt V-line, Egg – Line và trên các trang quảng cáo người ta gọi là phương pháp gọt hàm.

Sắp tới, tôi cho rằng một kỹ thuật khác cũng không kém phần hót đó là phương pháp “Smile lipt” tức là phẫu thuật thẩm mỹ góc mép tạo nên “góc mép cười”. Có thể nói phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giới trẻ. 

Hình ảnh của phẫu thuật thẩm mỹ "góc mép cười" - Hàn Quốc.


Vậy ai có thể được tham gia phẫu thuật thẩm mỹ -  thưa bác sĩ?

TS Nguyễn Huy Thọ: Mọi người, mọi lứa tuổi có điều kiện đều có thể tham gia vào phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp cho mình và cho xã hội. “Điều kiện” ở đây – theo tôi  là điều kiện về tiền bạc, sức khỏe, dẫu rằng tiền bạc là quan trọng nhưng điều kiện sức khỏe là quan trọng nhất.

Cũng giống như các chuyên ngành ngoại khoa khác, phẫu thuật thẩm mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: sốc thuốc, tụ dịch, tụ máu, nhiễm trùng, loét vết mổ, sẹo lồi, sẹo quá phát dọc đường mổ.... Tùy tính chất của cuộc mổ là lớn hay nhỏ, tác động nông hay sâu, cuộc mổ dài hay ngắn mà mỗi loại có những chỉ định riêng. 

Tuy nhiên chung nhất cũng có một số người không được tham gia phẫu thuật thẩm mỹ như: những người có các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, người mắc các bệnh giang mai, HIV (+), phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, người đang trong thời kỳ cho con bú, người có tình trạng viêm da quanh khu vực mổ, đang ho, sốt, chảy mũi xoang...

Bây giờ là câu hỏi chính được rất nhiều độc giả của báo quan tâm, xin Tiến sĩ cho biết những bí quyết giữ gìn sau phẫu thuật thẩm mỹ để kết quả được bền lâu theo năm tháng?

TS Nguyễn Huy Thọ: Không có kết quả phẫu thuật nào lại có thể bền lâu theo năm tháng trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Vì phẫu thuật thẩm mỹ phần lớn tác động vào hệ thống da, mỡ, cân mạc phủ ngoài, các cơ quan này đều sẽ bị biến đổi theo thời gian do vậy kết quả mà thẩm mỹ đạt được cũng chỉ trong một thời gian nhất định như: tạo nếp mí, căng da mặt kết quả kéo dài từ 3 đến 5 năm. Sử dụng các chất trơ để độn mũi, nâng ngực kết quả có thể kéo dài mươi mười lăm năm sau đó cũng nên thay đổi chất liệu khác.

Còn vấn đề bí quyết giữ gìn sau phẫu thuật thẩm mỹ mỗi loại có một yêu cầu chăm sóc riêng mà người bác sĩ sẽ phải căn dặn bệnh nhân. Nhưng cũng có một số vấn đề chung mà chúng ta có thể trao đổi:

- Vấn đề thay băng sau mổ: Băng là phương tiện cách ly không để vết mổ tiếp xúc với quần áo, cát bụi hàng ngày từ môi trường xung quanh, thời gian giữ băng từ  1 đến 3 ngày sau phẫu thuật.

- Vấn đề sưng nề sau mổ: Hiện tượng sưng nề sau mổ tất yếu sẽ xảy ra sau phẫu thuật do vậy nên sử dụng biện pháp chườm lạnh vết mổ từ 1 đến 2 ngày sau phẫu thuật. Các ngày kế tiếp nên chườm nóng để làm giãn mạch, tăng hấp thu, giảm phù nề.

- Chống nhiễm trùng: Phải dùng kháng sinh sau mổ từ  5 đến 7 ngày trừ trường hợp bệnh nhân đã dùng phác đồ kháng sinh dự phòng.

- Cắt chỉ: Các vết mổ đều phải được cắt chỉ từ 5 đến 10 ngày sau phẫu thuật.

- Thuốc chống sẹo có thể dùng ở giai đoạn sau cắt chỉ và liên tục trong nhiều tuần.

- Nên có chế độ massager sau mổ: massager hai bên sườn mũi nếu phẫu thuật nâng sống mũi, massager mi mắt nếu phẫu thuật tạo nếp mí, massager mặt nếu phẫu thuật căng da mặt. Riêng phẫu thuật nâng ngực chế độ massager là bắt buộc kéo dài liên tục trong 6 đầu sau phẫu thuật.

- Ăn kiêng: Nhìn chung tây y không đặt ra vấn đề ăn kiêng mà chỉ nên lưu ý là rau muống dễ gây sẹo lồi. Nên tránh ăn rau muống cả cái lẫn nước trong 6 tháng. 

Vâng xin cảm ơn Tiến sĩ !
Khánh Ngọc (thực hiện)

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !