Báo chí đối ngoại góp phần nâng cao thứ hạng hình ảnh Việt Nam

Hệ thống báo chí đối ngoại đang góp phần làm cho thế giới thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá về Việt Nam, góp phần nâng cao thứ hạng hình ảnh Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Hoa Mai, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Hệ thống quy hoạch báo chí đối ngoại bắt đầu được hình thành từ năm 2012, đã nhanh chóng trở thành “hệ thống loa” phát ra thế giới (với 13 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Thái, Khmer và Indonesia), góp phần làm cho thế giới thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá về Việt Nam. Từ hình ảnh một đất nước anh hùng trong chiến tranh, Việt Nam nay được biết đến là đất nước năng động trong hòa bình, với chế độ chính trị ổn định, chính sách đối ngoại cởi mở và nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Trong 816 cơ quan báo chí được cấp phép, có 6 cơ quan báo chí đối ngoại  được quy hoạch gồm 1 báo in đối ngoại quốc gia, 1 tạp chí in đối ngoại quốc gia, 1 báo điện tử đối ngoại quốc gia, 1 kênh chương trình phát thanh đối ngoại quốc gia, và 2 kênh chương trình truyền hình đối ngoại.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhìn chung, các cơ quan báo chí đối ngoại đã cập nhật kịp thời những xu hướng nổi bật của báo chí thế giới hiện nay là báo chí thị giác (visual journalism), báo chí dữ liệu (data journalism). Công nghệ mới đã được ứng dụng vào quy trình sản xuất thông tin điện tử, sản xuất các bài chất lượng cao, theo định dạng phong phú như long-form/mega story, infographics, megastory (tác phẩm báo chí bao gồm âm thanh, video, ảnh, dữ liệu thể hiện bằng công nghệ kỹ thuật số), timeline (thông tin tư liệu tổng hợp theo dòng thời gian)… kết hợp nhiều yếu tố đa phương tiện,.

Đồng thời tổ chức đăng, phát trên các nền tảng số, mạng xã hội (Youtube, Facebook, Twitter, Tiktok) để tăng số lượng người xem. Số lượng người truy cập tăng dần theo năm, ví dụ kênh VTV4 phát trên hệ thống VTVgo với hơn 2 triệu lượt xem/tháng; Vietnam Plus với hơn 999,6 triệu lượt người xem; Việt Nam News bản e-paper với 40 triệu lượt đọc trên các kênh truyền thông xã hội…

Tuy nhiên, hoạt động báo chí đối ngoại hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chẳng hạn như thiếu chính sách đặc thù cho báo chí đối ngoại. Hiện, nhà nước chưa có chính sách, đơn giá để thuê đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, dẫn chương trình nước ngoài; chưa có chính sách đặc thù để đưa kênh truyền hình Việt Nam vào hạ tầng các nước.

Mặt khác, tại Việt Nam vẫn chưa có định mức kinh tế kỹ thuật đặt hàng riêng cho báo chí đối ngoại. Hiện báo chí đối ngoại vẫn áp dụng theo định mức của báo chí đặt hàng trong nước. Một số định mức cần có những chưa có như sản xuất tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Đặc biệt, hiện tượng chảy máu chất xám đang diễn ra ở nhiều cơ quan báo chí đối ngoại. Nhiều phóng viên, biên tập viên giỏi ngoại ngữ, bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước đã chuyển sang các tổ chức nước ngoài do mức lương hấp dẫn hơn và thời gian làm việc hành chính, không phải trực ngoài giờ.

Nhằm xây dựng, củng cố và phát triển các cơ quan báo chí đối ngoại quốc gia hiện đại, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, góp phần xây dựng và nâng cao thứ hạng hình ảnh Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại đề xuất một số giải pháp.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh việc chú trọng cơ chế chính sách đặc thù, định mức kinh tế - kỹ thuật riêng, có chính sách thúc đẩy nội địa hóa sản phẩm tuyên truyền ở các nước sở tại, thì cần xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế giữa Chính phủ với Chính phủ, để trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí hai nước có thể ký biên bản ghi nhớ, liên kết để thực hiện. 

Đối với cơ quan báo chí đối ngoại, những việc cần làm gồm: Tổ chức truyền thông quảng bá theo Khung nội dung thống nhất với 22 chỉ số cụ thể do cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn; Chủ động liên kết trong hoạt động đào tạo nhân lực, công nghệ; Tăng cường hoạt động sản xuất chung với báo chí nước ngoài, báo chí cộng đồng người Việt ở nước ngoài; Sử dụng hiệu quả các

mối quan hệ với các tập đoàn truyền thông, tập đoàn công nghệ trên thế giới để phân phối sản phẩm báo chí đặc sắc lên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới; Tạo diễn đàn tương tác với cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam, gắn kết với các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách của Việt Nam…

Hà Minh

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !