Ấn Độ "khoe" thông tin tàu tuần tra bán cho VN

Ấn Độ vừa tiết lộ thêm một thiết kế tàu tuần tra mới, có các đặc điểm tác chiến mạnh mẽ và nhắm vào mục đích xuất khẩu sang những quốc gia thân thiện.

Ấn Độ
Mô hình thiết kế của tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) mới của Ấn Độ được trang bị cả tên lửa chống hạm và trực thăng hải quân.

Tại triển lãm quốc phòng Defexpo-2014 diễn ra ở thủ đô New Delhi hôm 6 - 9/2 vừa qua, hãng đóng tàu Goa Shipyard Limited của Ấn Độ lần đầu tiên giới thiệu một thiết kế tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) 75m mới.

Theo một đại diện của hãng này, OPV mới được phát triển cho mục đích chính là xuất khẩu và được thiết kế dựa trên lớp tàu tuần tra dài 105m Saryu hiện đang phục vụ.

Thiết kế tàu tuần tra mới nhất của Goa Shipyard đạt chiều dài 75m với đầy đủ kết cấu thiết kế bên trong. Tàu chiến này có thể tham gia tuần tra, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện quyền hành pháp trong mọi điều kiện cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, thiết kế phần đuôi tàu còn có một bãi đáp cho trực thăng nặng 5,5 tấn có thể cất, hạ cánh để hỗ trợ cho các hoạt động giám sát tầm xa.

Ấn Độ

OPV dành cho xuất khẩu được Ấn Độ tiết lộ có chiều dài tổng thể 74,8m; rộng 11,50m; mớn nước 3,6m; lượng giãn nước 1440 tấn; thủy thủ đoàn gồm 64 sỹ quan và thủy thủ.

Được lắp đặt 2 động cơ diesel, mỗi hệ thống chân vịt đẩy được điều khiển thông qua một hộp số và cung cấp cho con tàu khả năng đạt tốc độ cực đại 25 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.000 dặm. Tàu được trang bị một hệ thống quản lý thủy lực và một hệ thống đài chỉ huy tích hợp.

Về vũ khí trang bị, tàu tuần tra mới được lắp một ụ pháo 76mm, 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 ở trên nóc nhà chứa trực thăng, cùng một số tùy chọn lắp đặt vũ khí khác, bao gồm cả 8 tên lửa chống hạm lắp ngay sau tháp pháo.

Trong năm 2013, tờ The Hindu của Ấn Độ cũng từng đưa tin, nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng 100 triệu USD để sử dụng để mua 4 tàu tuần tra.

Thông tin về loại tàu tuần tra nào sẽ được Ấn Độ đóng cho Việt Nam cũng chưa được tiết lộ. Nhưng hồi đầu tháng 8/2013, hãng đóng tàu PSU Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) của Ấn Độ đã hạ thủy chiếc tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) đầu tiên mang tên Barracuda trong đơn hàng xuất khẩu cho Mauritius, đánh dấu chiếc tàu hải quân đầu tiên được Ấn Độ xuất khẩu ra nước ngoài. 

Ấn Độ

Barracuda có lượng giãn nước 1.300 tấn, dài 74,1m; rộng 11,4m; tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ.

Như vậy, về thiết kế và khả năng trang bị vũ khí, tàu tuần tra 75m mới và Barracuda là tương tự nhau. Các đặc điểm về tải trọng, khả năng tuần tra xa bờ, vũ khí trang bị và khả năng tác chiến đối kháng địch của 2 lớp tàu trên đều đáp ứng tốt yêu cầu của tàu hải quân hiện đại. Mặt khác, đây cũng là 2 lớp tàu hải quân đầu tiên được Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa với khả năng cao, 4 tàu tuần tra mà New Delhi bán cho Việt Nam theo ngân sách tín dụng có thể sở hữu những đặc điểm thiết kế tương tự.

Theo Trí thức trẻ

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Đang cập nhật dữ liệu !