30 năm làm sứ giả cho hình ảnh đất nước

Hoàng Đình Nam, phóng viên ảnh Hãng tin AFP của Pháp tại Việt Nam, đã có 30 năm lặng lẽ làm sứ giả truyền hình ảnh đất nước đi khắp năm châu.

Đến với nghề từ nhân viên phiên dịch

Lẽ ra Hoàng Đình Nam sẽ là một nhân viên ngoại giao ở một cơ quan nào đó chứ không phải là phóng viên ảnh. Anh kể, tốt nghiệp trường Ngoại giao, sau một thời gian làm cho một tổ chức của Liên hợp quốc, cuối năm 1982, anh về làm việc tại hãng AFP với vị trí nhân viên phiên dịch. Bước chân vào hãng thông tấn có tầm cỡ quốc tế, cậu sinh viên mới ra trường Hoàng Đình Nam choáng ngợp trước sự bề thế, cách làm việc chuyên nghiệp của họ.

30 năm làm sứ giả cho hình ảnh đất nước - ảnh 1

Sự khốc liệt của thiên tai thể hiện qua ảnh của Hoàng Đình Nam.

Thế rồi như định mệnh, đầu năm 1983, anh chuyển sang nghiệp phóng viên tin của hãng AFP. Làm riết rồi quen. Bản tin bằng tiếng Pháp về các sự kiện của Việt Nam được anh gửi đều đều lên “ngân hàng tin tức” của hãng và được sử dụng ở rất nhiều tờ báo nước ngoài.

Làm phóng viên tin được chừng 10 năm, đến năm 1992, qua theo dõi công việc của anh, lãnh đạo hãng nhận thấy anh vừa có thể làm tin rất tốt mà đồng thời cũng có khiếu chụp ảnh nên đề xuất cho anh chọn chuyển sang làm phóng viên ảnh. Suy nghĩ, đắn đo mãi cuối cùng anh chọn chuyển sang làm phóng viên ảnh. Lý do vì anh muốn được đi nhiều. Từ ấy trở đi, anh bắt đầu trở thành phóng viên ảnh chính thức đầu tiên và duy nhất của hãng AFP tại Việt Nam cho đến bây giờ.

Công việc phóng viên ảnh khác hẳn phóng viên viết tin. Cực nhọc hơn, phải đi nhiều hơn, phải tiếp cận gần hiện trường hơn, đồng thời phải mang vác lỉnh kỉnh. Ngày xưa, hồi còn sử dụng máy phim, mỗi lần di chuyển, ngoài mang theo máy ảnh, anh còn phải mang dụng cụ rửa ảnh. Anh kể, mỗi khi đi công tác phải chọn khách sạn có nhà tắm kín đáo để làm buồng kín rửa ảnh, đồng thời phải có điện thoại kết nối quốc tế để truyền ảnh về hãng.

30 năm làm sứ giả cho hình ảnh đất nước - ảnh 2

Công đoạn truyền ảnh về hãng cũng “lắm công phu”. Sau khi đi hiện trường chụp ảnh, anh sẽ phải tráng phim rồi rửa ảnh đen trắng và cho lên dụng cụ truyền ảnh qua tín hiệu điện thoại. Nếu hãng duyệt ảnh thì sẽ rửa ảnh màu và truyền lại qua chính dụng cụ đó. Mỗi bức ảnh màu nhỏ để truyền được về hãng phải mất 30 phút.

Cùng với sự phát triển công nghệ, chiếc máy ảnh số đầu tiên trị giá 10.000 đô la về Việt Nam chính là chiếc máy hãng AFP cấp cho anh. Có được máy số, công việc của anh bớt cực nhọc hơn.

Và sứ mệnh truyền hình ảnh đất nước

Trước câu hỏi, anh có nghĩ mình đang hoạt động nghề nghiệp mang sứ mệnh truyền hình ảnh quốc gia đến cộng đồng quốc tế không? Anh cười khiêm tốn: “Có chứ, tôi là người Việt Nam mà”. Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ thật lòng là phải tuân theo tôn chỉ của hãng đó là trung thực, khách quan. Hơn nữa ảnh, tin của anh đều là ảnh thông tấn, có nghĩa chỉ đưa tin và không bình luận. Nhưng lao động báo chí luôn có dấu ấn cá nhân, dấu ấn cá nhân ấy thể hiện ở việc sẽ chụp cái gì, chụp ở góc độ nào... Anh tâm sự: “Quan niệm của tôi là phải làm sao thể hiện được sự kiện một cách chân thực nhất, nhân văn nhất”. Phải chăng vì thế mà mỗi bức ảnh anh đưa lên ngân hàng ảnh, tin của hãng đều mang sự chân thật với góc nhìn nhân văn về đất nước, con người Việt Nam.

 Vì là phóng viên ảnh hợp đồng chính thức của hãng AFP tại Việt Nam nên hầu như có sự kiện nổi bật nào, anh cũng tham gia, từ chụp chính trị, thể thao... thảm họa lũ lụt đến những cuộc sống đời thường. Anh Nam chia sẻ: “Nhiều sự kiện bây giờ tôi vẫn còn nhớ, không thể nào quên khi chứng kiến đất nước ta hội nhập, khép lại quá khứ, mở rộng quan hệ với nhiều nước. Nhìn thấy sự hội nhập, tôi cảm thấy vui và hồi hộp lắm. Trong chuỗi sự kiện này, tôi đã chụp được ảnh Đại tá Nguyễn Trọng Đại, Giám đốc Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam, trao chiếc mũ phi công cho ông John Mc Cain. Đây chính là giây phút mà Việt Nam và Mỹ bắt đầu mở các kênh thông tin để hỗ trợ tìm chiến binh mất tích trong chiến tranh. Sau đó, rất nhiều tờ báo quốc tế đã đăng bức ảnh này lên trang nhất”.

Bên cạnh những bức ảnh thể hiện sự biến chuyển tích cực của đất nước, nhiều khi có những bức ảnh đến với anh khá bất ngờ từ thực tế cuộc sống. Khoảng năm 1995, khi anh về quê ngoại ở Hưng Yên thấy 4 người đàn ông chở rất nhiều những chiếc đó (một dụng cụ đánh bắt tôm cá được đan bằng tre). Những chiếc đó khum khum 2 đầu được buộc vào nhau trên chiếc xe đạp như những chiếc lông nhím khổng lồ... Bức ảnh này đã được chọn là một trong 10 bức ảnh đẹp nhất trưng bày tại đường phố Paris và được trao giải thưởng của hãng nhân kỷ niệm 10 năm.

Ngừng lại một lúc, như để cảm xúc vui mừng được chứng kiến sự phát triển của đất nước lắng xuống, anh nói về những chuyến “đón bão”. Đón bão là những lúc phóng viên ảnh lao vào những nơi bão đang hoành hành để chụp những bức ảnh khốc liệt của thiên nhiên, và sự chống chọi bão tố của người dân. Trong thời gian làm phóng viên ảnh, anh Hoàng Đình Nam đã nhiều lần tham gia đón bão, nhưng lần anh nhớ nhất là năm 2009. Anh Nam kể: “Tháng 9/2009, cơn bão Ketsana vào Việt Nam, buổi sáng còn ngồi cà phê, nghe tin bão, tôi quyết định đề xuất chụp ảnh bão tại miền Trung. Nhấp xong cốc cà phê, chúng tôi lên đường “săn bão”. Vào đến đèo Hải Vân, gió bắt đầu mạnh, chúng tôi đã cảm nhận được sự tàn khốc của cơn bão ở phía trước mặt”. Nhớ lại những con đường ngập tràn nước, những ngôi nhà chới với, những người dân bì bõm vượt qua bão lũ, giọng anh trùng xuống thấp: “Mỗi lần như vậy đều để lại trong tôi những ấn tượng khó phai về đời sống của người dân Việt Nam: Vất vả nhưng kiên cường trước bão tố”.

Chia tay tôi, Hoàng Đình Nam  bước đi rất nhanh, hòa vào dòng người tấp nập của Hà Nội. Nhìn cái dáng vẻ nhanh nhẹn của anh, không ai nghĩ anh đã có tuổi nghề đến 30 năm ở một hãng thông tấn nổi tiếng - Hãng thông tấn AFP. Ba mươi năm ấy, anh đã âm thầm gửi đi rất nhiều hình ảnh, mẩu tin về đất nước,  con người Việt Nam ra thế giới.

Hồng Chuyên

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !