10 điểm nóng thế giới có thể “bùng nổ” bất cứ lúc nào
Mới đây, tờ Foreign Policy (Chính sách đối ngoại của) Mỹ đã đưa ra danh sách 10 điểm nóng trên thế giới được dự đoán là có thể xuất hiện các cuộc xung đột mới trong tương lai.
![]() |
Cảnh hoang tàn tại Syria. |
Nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách là Syria.
Cuộc chiến kéo dài gần sáu năm tại vùng lãnh thổ này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người, khiến 12 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Thêm vào đó, Tổng thống Bashar Assad lại không thể kết thúc cuộc xung đột vũ trang tại đây và giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.
Tuy nhiên, việc quân chính phủ tham gia vào các chiến dịch phía đông lãnh thổ Aleppo trong tháng 12 vừa rồi là bước ngoặt của cuộc khủng hoảng Syria. Ngay sau khi Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ký một thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn, các dân thường đã có thể sơ tán. Dù cho trên thực tế Moscow, Ankara và Tehran còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng con đường ngoại giao mới này sẽ mở ra những cơ hội tốt nhất để giảm mức độ bạo lực ở Syria.
Đứng thứ hai trong danh sách là Iraq.
Cuộc chiến chống khủng bố IS đã làm suy yếu khả năng điều hành đất nước của chính quyền nước này, gây những thiệt hại to lớn và chia rẽ các đảng chính trị của người Kurd và Shiite thành nhiều phe phái chống đối và các phiến quân vũ trang - những kẻ chiến đấu để tranh giành tài nguyên. Các hoạt động giải phóng thành phố Mosul với sự hỗ trợ của Mỹ có thể sẽ kết thúc trong thất bại nếu để xảy ra một động thái sai lầm.
![]() |
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko |
Các cuộc xung đột ở Donbass và tệ tham nhũng đã làm Ukraine tê liệt, dẫn đến khả năng làm lung lay chính quyền nước này lớn hơn nữa. Kiev lo ngại trước những đồn đoán rằng Hoa Kỳ có thể bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga. Nhà lãnh đạo của Ukraine –ông Ukraine Petro Poroshenko đang mất dần sự ủng hộ của phương Tây bởi sự miễn cưỡng (hoặc không có khả năng) thực hiện các cải cách kinh tế như đã cam kết và đưa Ukaine thoát khỏi tình trạng tham nhũng. Những vấn đề của Tổng thống Ukraine có thể sẽ trầm trọng hơn nếu đảng thân Nga nhận được sự ủng hộ trong cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào năm nay.
Kế tiếp trong danh sách là Afghanistan với những cuộc xung đột vũ trang và bất ổn chính trị đang gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh thế giới. Phiến quân Taliban đã giành được nhiều vùng đất, còn những chiến binh IS vẫn không ngừng tấn công người Shiite. Sự suy yếu của quân đội Afghanistan có thể dẫn đến việc các tay súng sẽ chiếm đóng được những phần lãnh thổ không được kiểm soát còn lại.
Vị trí tiếp theo trong danh sách điểm nóng thuộc về Yemen. Các cuộc chiến tại đây đã dẫn đến thảm họa nhân đạo: hàng triệu người đang trên bờ vực của nạn đói, khoảng 4000 thường dân đã thiệt mạng, chủ yếu là do hậu quả của các cuộc không kích của liên minh do Ả rập Xêut đứng đầu. Nếu cuộc xung đột này không được giải quyết, nó có thể dẫn tới sự can thiệp của các nhóm khủng bố như IS và Al Qaeda.
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. |
Đứng kế tiếp là cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và "Đảng Công nhân người Kurd" nổ ra từ khi kết thúc thỏa thuận ngừng bắn tháng 7/2015. Thêm vào đó, nước này thường xuyên được chọn là đích tấn công của các chiến binh IS. Gần đây nhất vào đêm giao thừa, một cuộc tấn công xảy ra tại Istanbul dẫn đến thảm kịch cướp đi sinh mạng của 39 người.
Sự căng thẳng giữa Mexico và Mỹ dường như là điều không thể tránh khỏi, nhất là sau những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc xây dựng một bức tường dọc biên giới phía nam, trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp và ngăn chặn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
Khu vực Sahel và lưu vực hồ Chad vẫn luôn là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất trên thế giới vì đây là điểm “định cư” của các nhóm khủng bố. Trong năm 2016, các chiến binh thánh chiến đã thực hiện nhiều vụ tấn công ở phía Tây của Nigeria, Burkina Faso và Bờ Biển Ngà. Al-Qaeda vẫn đang hoạt động tại khu vực này, ngoài ra lực lượng an ninh của Nigeria, Cameroon và Chad vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại phiến quân Boko Haram. Cuộc chiến chống khủng bố nếu không thu được thành quả, thì sẽ đe dọa dẫn đến một thảm họa nhân đạo, và sau đó có thể xảy ra một cuộc nổi dậy đẫm máu.
Một cuộc khủng hoảng chính trị đang xảy ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo khi mà Tổng thống Joseph Kabila vẫn chưa ký thỏa thuận từ chức sau cuộc bầu cử được cho là sẽ tổ chức cuối năm 2017. Các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Công hòa Dân chủ Congo với đối thủ của mình đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người trong thời gian gần đây. Nếu như cuộc bầu cử lại bị hoãn lại một lần nữa, thì bạo lực sẽ vẫn cứ tiếp diễn.
Ba năm sau khủng hoảng, đất nước non trẻ này vẫn bị phiền phức bởi các cuộc xung đột, mà hậu quả của nó đã làm cho 1,8 triệu người phải di tản và 1,2 triệu người đã rời bỏ đất nước. Vào tháng 12/2015, một thỏa thuận hòa bình được ký kết đã từng tạo ra một bước ngoặt, nhưng tháng 7 năm ngoái thỏa thuận này đã bị phá bỏ. Những nỗ lực ngoại giao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhắm đến một lực lượng gìn giữ hòa bình trong nước nhưng hầu như không thể tránh khỏi các hoạt động leo thang hơn nữa.
Đứng cuối cùng danh sách là đất nước Myanmar. Chính phủ mới của Myanmar dưới sự lãnh đạo của chủ nhân giải Nobel Hòa bình là bà Aung San Suu Kyi đã cam kết rằng hòa bình và hỏa giải dân tộc sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ. Tuy nhiên, những bùng phát bạo lực gần đây đã hủy hoại những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột vũ trang kéo dài suốt gần 70 năm qua.